Vụ việc mới xảy ra gần đây và đang thu hút sự chú của đông đảo dư luận. Phần lớn mọi người bày tỏ sự bức xúc nhưng cũng từ đó mà rút ra được bài học cho chính mình trong cuộc sống.

Người gây ra vụ việc đau lòng này là ông Nguyễn Văn Bình (54 tuổi, ngụ thôn Sơn Quý, xã Phú Sơn, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước).

Gia đình nhà anh trai ruột cũng là những người bị ông Bình ‘tác động’ là ông Nguyễn Văn Hiến (64 tuổi, anh ruột Bình), bà Vũ Thị Thu Phương (54 tuổi, chị dâu) và cháu Nguyễn Vũ Thụy Vi (19 tuổi).

hình ảnh

Ông Bình người gây ra vụ việc, hiện tại đang được công an giữ để điều tra, ảnh: SH

Theo thông tin điều tra ban đầu: Do mâu thuẫn về đất đai từ lâu nên ông Bình và gia đình anh trai thường xuyên xảy ra cãi vã, không hài lòng nhau trong cuộc sống.

Đỉnh điểm, khoảng 10h30 ngày 4/3, Vi nhổ rau mồng tơi trong vườn nhà ông Bình nhưng không xin phép nên cả hai đã lời qua tiếng lại. 2 bên bức xúc dẫn đến động chân động tay. Lúc này, bà Phương (mẹ Vi) đang đứng hái điều gần đó đã dùng một cây sào dài khoảng 4m tác động về phía ông Bình.

Ông Bình nắm được cây sào rồi bẻ gãy. Sau đó, trong cơn bực tức, ông Bình đi ra phía sau nhà lấy một con d.a.o quay lại tác động nhiều n.h.á.t vào đầu, cổ Vi và bà Phương khiến cả hai gục ngay tại chỗ.

Không dừng lại ở đó, ông Bình tiếp tục mang theo d.a.o và chạy xe máy lên rẫy tại xã Đắk Ru, huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông tìm ông Hiến để ‘giải quyết’ hận thù đã dồn nén từ lâu.

hình ảnh

Tranh chấp đất đai khiến tình cảm gia đình tan vỡ, ảnh: DSd

Khi đến nơi, đối tượng dùng d.a.o tác động khiến ông Hiến bị l.ì.a bàn tay phải. Thấy cảnh tượng như vậy, con trai ông Hiến là Nguyễn Vũ Hoàng Nam (24 tuổi) chạy đến dùng 1 con d.a.o khác trả đũa lại ông Bình. Lúc này, ông Bình mới ném d.ao xuống đất rồi bỏ chạy.

Đến khoảng 11h30 cùng ngày, Bình đến Công an xã Phú Sơn, huyện Bù Đăng đầu thú và khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.

Về phần những người bị ông Bình tác động, sau thời gia điều trị, do vết thương quá nặng, bà Phương (chị dâu) đã không qua khỏi. Riêng ông Hiến và Vi hiện tại vẫn đang được cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM trong tình trạng bị thương nặng.

hình ảnh

Nhiều vụ việc đáng tiếc đã xảy ra, ảnh: SĐ

Đọc câu chuyện nhà ông Bình mà cảm thấy thật sự nặng trĩu lòng đúng không mọi người.

Đây chắc chắn không phải lần đầu tiên xảy ra sự việc đáng tiếc giữa người thân ruột thịt trong gia đình chỉ vì mâu thuẫn đất đai, tiền bạc.

Có lẽ ngay với chính người trong cuộc, khi bình tâm suy nghĩ lại, họ cũng ước gì thời gian có thể quay trở lại để được hành động khác đi, không vì cơn nóng giận hay sự tham lam mà đánh mất chính mình, đánh mất đi những người thân yêu nhất trên cuộc đời.

Ngoài ra, để tránh sự mâu thuẫn tranh chấp đất đai giữa anh em trong nhà thì bố mẹ nên chia quyền thừa kế đất đai một cách rõ ràng bằng di chúc hợp pháp

Theo khoản 2 Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc có quyền phân định phần di sản cho từng người thừa kế. Hay nói cách khác, người thừa kế được hưởng phần nhà đất bao nhiêu phụ thuộc vào nội dung di chúc nếu di chúc đó hợp pháp.

Khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động”

hình ảnh

Tài sản nên được chia một cách rõ ràng, công bằng để tránh tranh chấp, ảnh: DSd

Theo đó, con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng và con thành niên mà không có khả năng lao động của người lập di chúc sẽ được hưởng phần di sản thừa kế bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó.

Quy định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc trên đây không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản.

Ví dụ: Vợ chồng ông A, bà B có tài sản chung là nhà đất trị giá 02 tỷ đồng, vì mâu thuẫn với vợ nên ông A trước khi chết đã lập di chúc với nội dung là để toàn bộ di sản cho 01 người con trai (cha, mẹ ông A đã chết).

Mặc dù không được ông A cho hưởng di sản theo di chúc nhưng bà B vẫn được hưởng vì là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015. Phần di sản bà B được hưởng như sau:

– Di sản thừa kế của ông A là 01 tỷ (vì nhà đất là tài sản chung nên chia đôi).

– Nếu chia thừa kế theo pháp luật thì người thừa kế của ông A thuộc hàng thừa kế thứ nhất là bà B và con trai, mỗi suất thừa kế là 500 triệu đồng. Căn cứ khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 thì bà B được hưởng di sản bằng 2/3 suất thừa kế. Do vậy, dù ông A không cho bà B hưởng di sản theo di chúc nhưng bà B vẫn được hưởng phần di sản thừa kế nhà đất với trị giá là 333.33 triệu đồng.