Vụ việc về gã cha dượng ở Bình Phước có hành động ‘vô nhân tính’ với con riêng của vợ đang gây bức xúc trong dư luận

Chiều 12/3, Công an Thành phố Đồng Xoài (Bình Phước) cho biết, đơn vị vừa triệu tập Lê Đức Thắng (SN 1982, trú tại Khu phố Bình Thiện, phường Tân Thiện, TP Đồng Xoài) lên cơ quan Công an để làm rõ hành vi động chân động tay với bé trai 9 tuổi (con riêng của vợ) đang gây bức xúc dư luận.

hình ảnh

Hình ảnh Thắng khai nhận hành vi của mình tại cơ quan công an, ảnh: KT

Tối 11/3, mạng xã hội Facebook lan truyền clip có dấu hiệu b.ạ.o h.à.nh trẻ em xảy ra trên địa bàn thành phố Đồng Xoài. Trong clip, một người đàn ông dùng chân, tay tác động mạnh vào người, mặt bé trai… Mặc dù bé trai kêu khóc thảm thiết xin tha, nhưng người này vẫn xuống tay một cách đáng sợ.

Ngay sau khi nhận được thông tin, công an thành phố Đồng Xoài đã khẩn trương tập trung lực lượng xác minh, xác định vụ việc xảy ra tại phường Tân Thiện, thành phố Đồng Xoài, người đàn ông trong clip là Lê Đức Thắng (42 tuổi, khu phố Bình Thiện, phường Tân Thiện, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) và cháu bé L.Đ.A (9 tuổi; khu phố Bình Thiện, phường Tân Thiện, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước).

Công an thành phố Đồng Xoài đã triệu tập Thắng lên cơ quan Công an để làm rõ nội dung vụ việc.

Tại cơ quan công an, Thắng khai nhận mình là người trong clip. Thừa nhận đã có hành động dùng tay, chân tác động liên tục vào người và đầu cháu L.Đ.A gây thương tích.

hình ảnh

Hành động của Thắng khiến nhiều người bức xúc, mong muốn pháp luật nghiêm minh sẽ trừng trị thích đáng, ảnh: KT

Tại cơ quan công an, Thắng khai gần 19h tối 8/3, sau khi uống rượu say đã không kiềm chế được hành vi dẫn tới vung tay với con riêng của vợ là bé L.T.A (9 tuổi) đang sống chung. Đồng thời, Thắng thừa nhận đây không phải là lần đầu tiên có hành vi này nhưng lần này gây thương tích nặng nhất.

Thắng cho rằng cháu L.Đ.A “nghịch ngợm, nói không nghe” nên đã dùng tay, chân tác động vào người và đầu cháu L.Đ.A gây thương tích.

Cơ quan công an đã đưa bé A. đi giám định thương tích để xác định mức độ thương tật, làm cơ sở xử lý đối tượng theo quy định pháp luật.

Bé A. nhập viện vào trưa 9/3 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước với chấn đoán đa chấn thương phần mềm và ra viện vào trưa 11/3. Hiện tại sức khỏe của bé A. ổn định, phía công an địa phương đã tới nhà thăm hỏi, động viên.

Theo lời khai của Thắng, từ năm 2018 cho đến nay, Thắng và chị Đ.T.H sinh sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn. Hai người có với nhau hai con chung là cháu L.T.N.Y và L.Q.N, còn cháu L.Đ.A là con riêng của chị Đ.T.H. Cả gia đình sinh sống tại khu phố Bình Thiện, phường Tân Thiện, thành phố Đồng Xoài.

hình ảnh

Mọi trẻ em đều có quyền được yêu thương, ảnh minh họa, nguồn: DSD

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Đồng Xoài đang củng cố hồ sơ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, rất nhiều người đang rõi theo vụ việc và mong muốn cơ quan chức năng sẽ xử lý đúng người, đúng tội, để răn đe cho những người khác, không để xảy ra những trường hợp đối xử với trẻ em một cách vô nhân tính như vậy nữa.

Trẻ em cần được yêu thương và bảo vệ

Tôi đã từng nghe ở đâu đó có người nói rằng, con cái là do cha mẹ sinh ra nên cha mẹ có quyền quyết định việc nuôi dạy trẻ như thế nào, có quyền đ.ánh mắng, làm tổn hại đến trẻ, thậm chí là nguy hiểm đến t.ính mạng. Đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, nuôi nấng, giáo dục con cái” và “Cha mẹ không được hành hạ con cái…”. Bên cạnh đó, Luật Trẻ em đã cụ thể hóa 25 nhóm quyền của trẻ em. Như vậy, mọi trẻ em đều có quyền được sống trong yêu thương, không chỉ cần được nuôi dưỡng đầy đủ về dinh dưỡng, được học tập, chăm sóc sức khỏe, vui chơi mà phải được sống trong một môi trường hòa bình, trong sạch, yên bình. Yêu thương con trẻ cũng là cách để chúng ta học trở thành những người cha, người mẹ tốt.

Trên thực tế, nhiều vụ bạo hành trẻ em xảy ra ở khu vực đông dân cư, nhà sát nhà và hàng xóm biết nhưng không báo các cơ quan chức năng để can thiệp ngay từ đầu vì cho rằng đó là việc riêng của mỗi gia đình.

Trong khi có thể phía sau cánh cửa của mỗi gia đình là lời kêu cứu yếu ớt của các em nhỏ đang chờ đợi được lắng nghe và giúp đỡ. Luật Trẻ em cũng quy định rất rõ trách nhiệm của cộng đồng trong việc thông tin, thông báo, tố giác hành vi tổn hại trẻ em, trường hợp trẻ em bị tổn thương hoặc có nguy cơ bị b.ạ.o lực, đến cơ quan có thẩm quyền.

Chính sự vô tâm, vô trách nhiệm của những người xung quanh đã khiến nhiều vụ việc trở nên nghiêm trọng hơn, hậu quả đã xảy ra ngoài tầm kiểm soát. Nếu các vụ việc bạo lực trẻ em đều được thông tin kịp thời đến cơ quan chức năng hoặc đường dây nóng bảo vệ trẻ em (111) thì có lẽ, trong rất nhiều trường hợp, chúng ta đã không phải thốt lên hai tiếng: “Giá như!”.