Giáo viên kiêm nhiệm một lúc 3 chức vụ được không? cùng tìm hiểu cụ thể qua nội dung bài viết dưới đây:

1. Khái quát về giáo viên và vai trò của giáo viên

Giáo viên, giảng viên là người làm công tác giáo dục dạy dỗ, giảng dạy kiến thức của từng môn học cho học sinh, sinh viên, tiến hành xây dựng giáo trình phục vụ các tiết dạy học, thực hành để giúp học sinh sinh viên phát triển tài năng của mình đồng thời giáo viên cũng là người trực tiếp kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi để giúp đánh giá năng lực học tập của học sinh sinh viên.

Nam giới làm giáo viên được gọi là thầy giáo. Nữ giới làm giáo viên được gọi là cô giáo. Giáo viên không chỉ là người vô cùng quan trọng trong vai trò người truyền đạt tri thức mà họ còn là người tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn cách để học giỏi, tư vấn, người cân đo đong đếm sự công bằng cho các hoạt động học tập của học sinh. Giáo viên phải có năng lực truyền cảm hứng và dạy học tốt thì học sinh mới học giỏi được.

Người giáo viên luôn phải có tư duy tự ý thức hoàn thiện bản thân bắt đầu từ nhân cách, đạo đức, lối sống, đến việc làm sao để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phát huy khả năng sáng tạo, suy nghĩ độc lập, tự thân phấn đấu trong hoạt động sự nghiệp giáo dục của mình, biết phối hợp nhịp nhàng với các giáo viên khác trong nhà trường để  cùng hiện thực hóa các mục tiêu giáo dục. Ngoài ra, giáo viên còn nên sở hữu năng lực giải quyết những vấn đề khó thường hay phát sinh trong tiến trình dạy và học để hoàn thành tốt nhiệm vụ của một người làm nghề giáo.

Nghề giáo viên có nhiệm vụ vai trò : Trong các nền văn hóa khác nhau vai trò của giáo viên là gì? sẽ được hiểu khác nhau. Các nhiệm vụ giảng dạy của người làm nghề giáo gồm có các việc chuẩn bị các bài học chuẩn bị nội dung dạy học theo chương trình tổng quan của nhà trường đề ra, đưa ra các bài học để giảng dạy cho học sinh từ kết quả của các bài kiểm tra tiến hành đánh giá tiến độ học tập kết quả học của từng học sinh. Nhiệm vụ chuyên môn của một giáo viên chính là việc giảng dạy trong nhà trường. Bên ngoài lớp học, giáo viên có thể tham gia hoạt động ngoại khóa như chuyến đi thực địa với học sinh, bên cạnh đó là thực hiện việc giám sát các phòng học, giúp tổ chức tốt các khóa học của trường đề ra.

2. Giáo viên kiêm nhiệm một lúc 3 chức vụ không?

Căn cứ tại khoản 5 Điều 9 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT quy định như sau:

Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể và các tổ chức khác trong nhà trường:  Để đảm bảo chất lượng giảng dạy và chất lượng công tác, mỗi giáo viên không làm kiêm nhiệm quá 2 chức vụ và được hưởng chế độ giảm định mức tiết dạy của chức vụ có số tiết giảm cao nhất.

=> Theo quy định của pháp luật thì mỗi giáo viên không làm kiêm nhiệm quá 2 chức vụ về công tác Đảng, đoàn thể và các tổ chức khác trong nhà trường. Đối với những chức vụ, công việc liên quan đến chuyên môn thì không bị giới hạn số chức vụ kiêm nhiệm.

3. Giáo viên kiêm nhiệm được giảm định mức là bao nhiêu?

Chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông được quy định bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT như sau:

Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn

+  Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học được giảm 3 tiết/tuần, ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần.

+  Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường chuyên, trường bán trú được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật được giảm 3 tiết/tuần.

–  Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường dự bị đại học được giảm 3 tiết/tuần”.

+  Giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn được giảm 3 tiết/môn/tuần.

+  Giáo viên kiêm nhiệm phụ trách công tác văn nghệ, thể dục toàn trường, phụ trách vườn trường, xưởng trường, phòng thiết bị, thư viện (nếu các công tác này chưa có cán bộ chuyên trách) được tính giảm từ 2 – 3 tiết/tuần tùy khối lượng công việc và do hiệu trưởng quyết định.

–  Tổ trưởng bộ môn được giảm 3 tiết/tuần.

+ Tổ phó chuyên môn được giảm 1 tiết/tuần”.

+  Giáo viên kiêm trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học được giảm 3 tiết/tuần;

+ Giáo viên kiêm phó trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học được giảm 1 tiết/tuần”.

Cùng với đó tại Điều 9 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định về chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể và các tổ chức khác trong nhà trường như sau:

–  Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể và các tổ chức khác trong nhà trường

+  Giáo viên kiêm bí thư đảng bộ, bí thư chi bộ (nơi không thành lập đảng bộ) trường hạng I được giảm 4 tiết/tuần, các trường hạng khác được giảm 3 tiết/tuần”.

+  Giáo viên kiêm nhiệm công tác công đoàn thực hiện giám định mức tiết dạy theo quy định tại Thông tư số 08/2016/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ giảm định mức giờ dạy cho giáo viên, giảng viên làm công tác công đoàn không chuyên trách trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân

–  Giáo viên kiêm công tác bí thư đoàn, phó bí thư đoàn cấp trường được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại Quyết định số 13/2013/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên Việt Nam trong các cơ sở giáo dục và cơ sở dạy nghề”

–  Giáo viên kiêm chủ tịch hội đồng trường, thư ký hội đồng trường được giảm 2 tiết/tuần.

–  Giáo viên kiêm trưởng ban thanh tra nhân dân trường học được giảm 2 tiết/tuần.

– Để đảm bảo chất lượng giảng dạy và chất lượng công tác, mỗi giáo viên không làm kiêm nhiệm quá 2 chức vụ và được hưởng chế độ giảm định mức tiết dạy của chức vụ có số tiết giảm cao nhất

4. Những kỹ năng giáo viên chuyên nghiệp cần phải có

– Kỹ năng giáo viên chuyên nghiệp giảng dạy xuất sắc: Ngoài khả năng ngôn ngữ, thì tiêu chuẩn để đánh giá một giáo viên có chuyên nghiệp hay không chính là ở kỹ năng đứng lớp. Trình độ của một giáo viên cao hay thấp được thể hiện qua:

+ Kiến thức nền tảng về hấp thụ ngôn ngữ. Giáo viên phải hiểu được gốc rễ của việc HỌC NGÔN NGỮ là gì. Những nguyên tắc nào giúp học trò học được một ngôn ngữ hiệu quả. Đồng thời giải đáp được một cách thuyết phục các câu hỏi rất hay gặp từ học viên như, “Học bao lâu thì thành thạo?”, “Tại sao học mãi không nói giỏi?”, “Tại sao học thấy dễ nản”, “Phương pháp học nào mới đúng”, “Làm sao để phát âm chuẩn?”,…

+ Các phương pháp giảng dạy. Giáo viên phải cập nhật các phương pháp hiện đại – được khoa học chứng minh hiệu quả.

+ Quy trình giảng dạy từng bước rõ ràng. Với từng phương pháp, giáo viên không chỉ dừng lại ở mức “biết”, mà phải dạy thành thạo. Mỗi bước cần sử dụng khẩu lệnh thế nào, chuyển tiếp ra sao, hoạt động là gì. Đảm bảo rằng mình có thể tiếp cận bất kỳ sách/giáo án nào một cách dễ dàng.

– Kỹ năng thông minh cảm xúc

+ Không chỉ dừng lại ở việc giảng dạy, giáo viên còn phải là người tinh tế & nhạy cảm với cảm xúc của học trò: Xử lý tình huống. Giáo viên phải biết cách giải quyết một cách chuyên nghiệp các tình huống thực tế. Chẳng hạn như ọc viên không chịu hợp tác, không chịu tập trung vào bài học, phán xét giáo viên. Cách giữ gìn kỷ luật khi lớp ồn, không chịu học. Cách tạo ra năng lượng hào hứng cho lớp.

+ Tạo không khí học tập tích cực. Giáo viên cần kết nối các bạn học viên để tạo ra một môi trường vui vẻ, thân thiện. Giúp tất cả mọi thành viên trong lớp đều được phát triển theo tốc độ của mình, không có ai thấy chán hoặc bị bỏ lại.

– Kỹ năng đánh giá & tư vấn: Là người đồng hành với học trò trong suốt quá trình học tiếng Anh, giáo viên cần có khả năng đánh giá chính xác thực lực của học trò, từ đó vạch ra lộ trình học phù hợp cho từng bạn.

+ Đánh giá năng lực: giáo viên cần theo sát và biết rõ được trình độ hiện tại của từng học trò đang ở đâu, đồng thời nắm rõ học trò mình đã tiến bộ như thế nào từ đầu khóa đến giờ.

+ Tư vấn lộ trình: để giúp học trò học giỏi, giáo viên không chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức trên lớp, mà chúng ta còn phải vạch ra được lộ trình học cho các bạn nữa. Hiện tại học viên mình đang ở trình độ nào, mục tiêu cần đạt là gì, những phương pháp học nào phù hợp với bạn, nên sử dụng giáo trình nào, mỗi ngày dành ra bao nhiêu thời gian học, học những gì, học trong bao nhiêu tháng sẽ đạt mục tiêu… từ đó giao quyền cho học viên để các bạn nỗ lực hơn và trách nhiệm hơn với việc học.

=> Nói tóm lại, các kỹ năng giáo viên chuyên nghiệp cần phải có: Kỹ năng giảng dạy xuất sắc. Kỹ năng thông minh cảm xúc tốt. Kỹ năng đánh giá năng lực học trò chính xác & vạch ra lộ trình học phù hợp. Làm được những điều trên, tụi mình chắc chắn các bạn sẽ trở thành những giáo viên nắm được những kỹ năng giáo viên chuyên nghiệp được Nhà trường lẫn học trò tin tưởng và yêu quí. Cơ hội nghề nghiệp sẽ rộng mở hơn, có một mức thu nhập tốt hơn và mang lại nhiều giá trị hơn cho học sinh của mình.