Năm 2024, Đại học Công nghiệp Hà Nội dự kiến tuyển 7.650 sinh viên, 65% trong số này từ phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT.

Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) ngày 5/1 cho biết số chỉ tiêu tăng 150 so với năm ngoái do trường mở thêm hai ngành/chương trình đào tạo mới là An toàn thông tin và Ngôn ngữ Trung Quốc (mô hình liên kết 2 + 2), nâng tổng số ngành và chương trình đào tạo lên thành 52.

Trường sử dụng 6 phương thức tuyển sinh, tương tự năm ngoái, trong đó phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT chiếm tỷ trọng lớn nhất với khoảng 65% tổng chỉ tiêu.

Các phương thức còn lại gồm xét tuyển thẳng (không giới hạn chỉ tiêu); xét thí sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố và thí sinh có chứng chỉ quốc tế (8%); xét học bạ THPT (15%); xét điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (6%) và điểm thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội (6%).

Danh sách 52 ngành, chương trình đào tạo của Đại học Công nghiệp Hà Nội:

TT
Mã ngành/chương trình đào tạo
Tên ngành/chương trình đào tạo

1
7510201
Công nghệ kỹ thuật cơ khí

2
7510203
Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử

3
7510205
Công nghệ kỹ thuật ô tô

4
7510206
Công nghệ kỹ thuật nhiệt

5
7510209
Robot và trí tuệ nhân tạo

6
7510301
Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

7
75190071
Năng lượng tái tạo

8

7510302
Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông

9
75103021
Công nghệ kỹ thuật điện tử y sinh

10
7510303
Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

11
75103031
Kỹ thuật sản xuất thông minh

12
7510401
Công nghệ kỹ thuật hóa học

13
7510406
Công nghệ kỹ thuật môi trường

14
7510605
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

15
7519003
Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu

16
7510213
Thiết kế cơ khí và kiểu dáng công nghiệp

17
7510204
Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử ô tô

18
7720203
Hóa dược

19
7520118
Kỹ thuật hệ thống công nghiệp

20

7520116
Kỹ thuật cơ khí động lực

21
7480101
Khoa học máy tính

22
7480102
Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

23
7480103
Kỹ thuật phần mềm

24
7480104
Hệ thống thông tin

25
7480108
Công nghệ kỹ thuật máy tính

26
7480201
Công nghệ thông tin

27
7480202
An toàn thông tin

28
7540101
Công nghệ thực phẩm

29
7540203
Công nghệ vật liệu dệt, may

30
7540204
Công nghệ dệt, may

31
7340101
Quản trị kinh doanh

32

7340115
Marketing

33
7340125
Phân tích dữ liệu kinh doanh

34
7340201
Tài chính – Ngân hàng

35
7340301
Kế toán

36
7340302
Kiểm toán

37
7340404
Quản trị nhân lực

38
7340406
Quản trị văn phòng

39
7220201
Ngôn ngữ Anh

40
7220204
Ngôn ngữ Trung Quốc

41
7220204LK
Ngôn ngữ Trung Quốc (Liên kết 2 + 2)

42
7220209
Ngôn ngữ Nhật

43
7220210
Ngôn ngữ Hàn Quốc

44
7229020


Ngôn ngữ học

45
7810101
Du lịch

46
7810103
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

47
7810201
Quản trị khách sạn

48
7810202
Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống

49
7310104
Kinh tế đầu tư

50
7310612
Trung Quốc học

51
7320113
Công nghệ đa phương tiện

52
7210404
Thiết kế thời trang

Năm nay, trường dự kiến dành 12 tỷ đồng để cấp học bổng cho những sinh viên có điểm đầu vào hoặc thành tích học tập xuất sắc. Ngoài ra, trường trao các học bổng do doanh nghiệp tài trợ, với số tiền khoảng 30 tỷ đồng.

Học phí Đại học Công nghiệp Hà Nội với khóa trúng tuyển năm 2023 là 20 triệu đồng một năm. Trường cho biết học phí các năm tiếp theo tăng không quá 10% so với năm học liền trước.

Điểm chuẩn năm ngoái của HaUI dao động 19-25,52, cao nhất ở ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Các ngành có đầu vào thấp nhất là Công nghệ kỹ thuật môi trường, Năng lượng tái tạo, Công nghệ kỹ thuật điện tử y sinh, cùng lấy 19 điểm. Các ngành còn lại hầu hết trên 20 điểm.

Trụ sở chính Đại học Công nghiệp Hà Nội. Ảnh: HaUI

Trụ sở chính Đại học Công nghiệp Hà Nội. Ảnh: HaUI