Vì cuộc sống mưu sinh, gia đình 7 người gồm 2 vợ chồng và 5 con nhỏ đành chở nhau trên chiếc xe máy cũ từ tỉnh Điện Biên đến cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) để tìm việc làm, trang trải cuộc sống.

Báo Saostar ngày 2/3 đưa thông tin với tiêu đề: Cái kết đẹp cho gia đình 7 người đèo nhau trên xe máy đi tìm đường mưu sinh giữa tiết trời giá rét. Với nội dung như sau:

Mới đây, trên nhiều diễn đàn mạng xã hội đã và đang chia sẻ loạt hình ảnh ghi lại hoàn cảnh một gia đình gồm 7 thành viên được ghi nhận tại Lạng Sơn. Theo đó, gia đình này gồm 2 vợ chồng và 5 người con nhỏ cùng đèo nhau trên chiếc xe máy, với nhiều vật dụng từ tỉnh Điện Biên đến cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) để tìm việc làm, trang trải cuộc sống.
Cái kết đẹp cho gia đình 7 người đèo nhau trên xe máy đi tìm đường mưu sinh giữa tiết trời giá rét Ảnh 1
Cái kết đẹp cho gia đình 7 người đèo nhau trên xe máy đi tìm đường mưu sinh giữa tiết trời giá rét Ảnh 2
Suốt chặng đường 600km chủ yếu đèo dốc, thời tiết lại rét buốt, cả gia đình 7 người trên chiếc xe máy cũ khiến ai cũng xót xa. Thấy hình ảnh này, nhiều người đã chụp ảnh gia đình này và đăng tải lên mạng xã hội.

Ngay lập tức, loạt hình ảnh đã nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng, nhiêu người đã ngỏ ý muốn giúp đỡ, hỗ trợ gia đình. Không những vậy, sau khi bài đăng được lan tỏa, điều kỳ diệu đã xảy đến với gia đình đông con này.
Cái kết đẹp cho gia đình 7 người đèo nhau trên xe máy đi tìm đường mưu sinh giữa tiết trời giá rét Ảnh 3
Cái kết đẹp cho gia đình 7 người đèo nhau trên xe máy đi tìm đường mưu sinh giữa tiết trời giá rét Ảnh 4
Qua tìm hiểu, loạt hình ảnh được ghi nhận thuộc về gia đình của anh Sùng Pó Tủa, ở Bản Suối Voi, Mường Nhé (tỉnh Điện Biên).

Theo thông tin trên Dân Trí, Hội thiện nguyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) đã liên hệ với Trung tâm Hy vọng để hỗ trợ cho gia đình này. Cả 7 người trong gia đình sẽ được đưa về Trung tâm Hy vọng để có chỗ ăn ở trong những ngày thời tiết lạnh giá.

Sau đó khi gia đình đồng ý và hoàn thiện các thủ tục với chính quyền địa phương, đại diện Trung tâm thiện nguyện sẽ tìm việc làm cho 2 vợ chồng anh chị, đồng thời nhận nuôi 5 đứa trẻ.

“Trung tâm sẽ giúp cho các cháu ăn uống đầy đủ, chỗ ở và được học hành. Đây là trường hợp phát sinh cấp bách, nên chúng tôi phải tiếp nhận ngay”, giám đốc trung tâm chia sẻ.
Cái kết đẹp cho gia đình 7 người đèo nhau trên xe máy đi tìm đường mưu sinh giữa tiết trời giá rét Ảnh 5
Cũng theo đại diện Trung tâm, vợ chồng anh Tủa đều mang theo căn cước công dân, xác nhận dân sự của công an xã tại địa phương. Phía trung tâm cũng liên hệ với công an địa phương nơi gia đình anh Tủa cư trú để xác minh.

Sau đó, gia đình sẽ cần về quê bổ sung thêm 2 giấy khai sinh còn thiếu để trung tâm làm các thủ tục tiếp theo giúp đỡ các cháu đến trường.

Tiếp dến, báo Vietnamnet cũng có bài đăng tương tự với thông tin: Nhói lòng gia đình 7 người đi xe máy ngược xuôi Cao Bằng – Lạng Sơn giữa giá rét tìm việc làm

Nội dung được báo đưa như sau:

Hình ảnh gia đình 7 người co ro trên chiếc xe cà tàng, hai con nhỏ ngồi trên hai thùng nhựa nép mình cạnh người cha tránh rét khiến nhiều người nhói lòng.
Gia đình 7 người chở nhau trên chiếc xe máy cũ kỹ đi tìm việc làm khiến nhiều người nhói lòng – Ảnh: MXH
Những ngày qua, mạng xã hội chia sẻ nhiều hình ảnh nhói lòng về một người đàn ông trung tuổi, khắc khổ, mái tóc điểm bạc, đèo cả nhà trên chiếc xe máy cũ đi khắp nẻo đường để tìm việc làm nuôi các con giữa giá rét của miền Bắc.

Xa xứ tìm việc để lo 7 miệng ăn

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, người chồng trong các bức hình là anh Sùng Pó Tủa, quê Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Do gia đình vừa xây căn nhà nhỏ khoảng 70 triệu đồng còn mắc nợ, hoàn cảnh khó khăn khi chỉ trông vào làm nương, hai vợ chồng bàn nhau đi tìm việc để mưu sinh, nuôi các con thơ.

Trên hành trình tìm việc cùng cha, hai đứa nhỏ ngồi tạm trên hai thùng nhựa gắn bên hông xe máy. Để chống lại giá rét của miền Bắc, anh Tủa mặc tạm chiếc áo mưa tối màu, nhăn nheo. Do hoàn cảnh khó khăn, có cháu không đi tất, cũng không đi giày.

Theo lời kể, anh xuống khu vực cửa khẩu Tân Thanh (tỉnh Lạng Sơn) để tìm việc bốc vác, kéo xe hàng. Tuy vậy, do tiếng Kinh không rành, việc đầu năm chưa nhiều, hai vợ chồng lại phải ngược lên Cao Bằng để tìm chỗ làm. Thế là chiếc xe cà tàng lại “oằn mình” cõng gia đình 7 người với chăn màn, bao gạo lớn, chai nước uống…

Những ngày rong ruổi trên đường, cả gia đình có lúc phải trú tạm ở bến xe, gầm cầu để tránh mưa rét lấy sức. Gặp ai cho chai nước, túi đồ ăn, anh Tủa luôn nở nụ cười, cảm ơn bằng tiếng Kinh lơ lớ.
Trung tâm Hy vọng tại tỉnh Lạng Sơn hỗ trợ khẩn cấp gia đình 7 người – Ảnh: NVCC

Tiếp nhận khẩn cấp

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Trung Chắt – giám đốc Trung tâm Hy vọng tại tỉnh Lạng Sơn – cho biết khoảng 2h chiều 1-3, có nhóm thiện nguyện tìm thấy gia đình anh Tủa đang nghỉ trên Cao Bằng nên chở cả nhà bằng ô tô về đây.

“Tôi có nghe nhóm thiện nguyện kể về câu chuyện gia đình 7 người đèo nhau trên xe máy, hoàn cảnh khó khăn, các con phải theo cha mẹ vượt giá rét, có cháu còn không đeo tất nên tôi liên hệ để đưa gia đình về Trung tâm Hy vọng hỗ trợ khẩn cấp”, ông Chắt bày tỏ.

Là trường hợp khẩn cấp, ông Chắt nhờ Công an tỉnh Lạng Sơn liên hệ Công an tỉnh Điện Biên để xác minh rõ hoàn cảnh nhằm có phương án hỗ trợ.

Qua đó, ông biết đứa lớn nhất chỉ 10 tuổi, đứa nhỏ nhất 3 tuổi. Có hai cháu chưa có giấy khai sinh. Ngoài người chồng, không ai biết tiếng Kinh.

Trước mắt, theo giám đốc Trung tâm Hy vọng, sẽ hỗ trợ cả gia đình ăn uống, nghỉ ngơi, ổn định sức khỏe vì họ đã vượt hàng trăm cây số đi tìm việc, cơ thể mệt mỏi.

“Trước mắt, trung tâm sẽ giúp cho các cháu ăn uống đầy đủ, ngủ nghỉ để lại sức. Khi ổn định, bố mẹ sẽ đi tìm việc phổ thông ở gần đây để tiện chăm sóc con cái, các cháu cũng được gần bố mẹ.

Tôi nói với bố các cháu về địa phương làm nốt giấy khai sinh cho các con để các cháu đi học. Sáng nay (ngày 2-3), các cháu đã chơi cùng với các bạn tại trung tâm để hòa đồng với môi trường mới”, ông Chắt tâm sự.

Trung tâm Hy vọng tại tỉnh Lạng Sơn do ông Nguyễn Trung Chắt sáng lập, đã nuôi dưỡng hàng trăm cháu nhỏ mồ côi cha mẹ cho tới khi trưởng thành. Là cựu chiến binh, ông luôn mong “các con” trở thành người tử tế cho xã hội.

Năm 2020, ông là một trong những gương sáng thầm lặng vì cộng đồng được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Ban Dân vận Trung ương tuyên dương.
Cảnh sinh hoạt trong giá rét -3 độ C ở ngôi làng cao nhất Việt Nam
Thôn Ngải Thầu (xã A Lù, huyện Bát Xát, Lào Cai) nằm ở độ cao chừng 2.000m. Những ngày này tiết trời rét cóng kèm mưa và sương mù.