Những tranh cãi xoay quanh bài thơ trong sách giáo khoa lớp 6 khi bị cho có chủ đề tiêu cực, cách gieo vần lủng củng thu hút sự quan tâm của nhiều bậc phụ huynh.

Cụ thể bài thơ “Bᴀ̆́ᴛ ɴᴀ̣ᴛ” của nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh được đưa vào chương trình giảng dạy môn Ngữ Văn lớp 6 (tập 1), thuộc bộ sách giáo khoa Kết nối trí thức với cuộc sống, do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành.

Đây là bài thơ trích trong tập thơ “Ra vườn nhặt nắng” của nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh, gồm 8 khổ, mỗi khổ 4 dòng. Bài thơ này đang gây tranh luận gay gắt thời gian vừa qua khi nhiều phụ huynh lẫn cư dân mạng cho rằng nội dung bài thơ có phần ngây ngô, không có vần điệu, cách gieo vần lủng củng, thiếu logic.
Bài thơ trong sách giáo khoa lớp 6 gây tranh cãi vì chủ đề tiêu cực, nội dung thế nào mà bị 'chê' lủng củng? - ảnh 1
Bài thơ “Bᴀ̆́ᴛ ɴᴀ̣ᴛ” trong chương trình Ngữ văn lớp 6

Ngoài ra, nội dung xuyên suốt bài thơ phản ánh những mặt tiêu cực, vấn nạn phổ biến trong môi trường học đường đó là việc học sinh Bᴀ̆́ᴛ ɴᴀ̣ᴛ nhau. Tác giả muốn khuyên các em học sinh không nên Bᴀ̆́ᴛ ɴᴀ̣ᴛ, ức hiếp các bạn yếu thế hơn.

Trước đó vào năm 2021, bài thơ “Bᴀ̆́ᴛ ɴᴀ̣ᴛ” cũng gây tranh cãi khi nhận về loạt ý kiến tiêu cực. Tuy nhiên theo chia sẻ từ tác giả là nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh, đây bài bài thơ phù hợp để đưa vào chương trình sách giáo khoa dạy cho học sinh. Đồng thời nếu ai chứng minh “Bᴀ̆́ᴛ ɴᴀ̣ᴛ” là bài thơ dở, thì xứng đáng được trao giải Nobel Văn học.
Bài thơ trong sách giáo khoa lớp 6 gây tranh cãi vì chủ đề tiêu cực, nội dung thế nào mà bị 'chê' lủng củng? - ảnh 2
Nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh, chủ nhân bài thơ đang gây tranh cãi trong dư luận

Theo chia sẻ từ nhà thơ Nguyễn Hoàng Thế linh, “Bᴀ̆́ᴛ ɴᴀ̣ᴛ” đưa vào sách giáo khoa là sự tiến bộ của nền giáo dục vì chọn cái đúng, cái hay, tốt nhất cho trẻ em dù điều này có thể gây tranh cãi. Về việc sử dụng những từ ngữ như “hip hop”, “mùa tạt” trong bài thơ, nhà thơ cho rằng đó là hình ảnh mang tính ẩn dụ, mới mẻ khi đưa vào sách giáo khoa để từ đó giúp học sinh biết thêm điều mới, mở mang kiến thức.

Việc đồng ý đưa tác phẩm vào chương trình giảng dạy ngữ văn cho học sinh lớp 6 được nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh coi là “có ích với thế hệ trẻ và dân trí nước nhà”. Tác giả nhấn mạnh muốn cải thiện chất lượng giáo dục cho con em, các gia đình nên chịu khó tiếp thu những điều mới để mở mang hơn.

Chia sẻ trên báo Dân trí, nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh cho biết bài thơ của mình rất vần theo cách cơ bản và vần được gieo mượt mà, dễ đọc như một bài đồng dao, thể hiện kỹ thuật gieo vần, tạo nhạc cho bài thơ. Tác giả cảm thấy khá mệt vì bị nhiều người xúc phạm, tấn công, spam trên mạng xã hội liên quan đến tranh cãi về bài thơ.

Bài thơ trong sách giáo khoa lớp 6 gây tranh cãi vì chủ đề tiêu cực, nội dung thế nào mà bị 'chê' lủng củng? - ảnh 3
Một hình ảnh về tập thơ “Ra vườn nhặt nắng” của nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh (Ảnh báo VnExpress)

Nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh cho rằng sách giáo khoa dù ở thời điểm nào thì vẫn nên chứa những nội dung hay, mạch lạc, thông thái, có thẩm mỹ nhất. Hay để kích thích sự học, mạch lạc để học dễ vào, thông thái để học thông minh lên, thẩm mỹ để giúp nhận ra và cảm thụ được nhiều cái đẹp, tầm cao và cư xử đẹp hơn trong cuộc sống.