3 khung giờ đại cát và mâm cúng Rằm tháng Giêng chuẩn chỉnh nhất rước lộc vào nhà

Năm nay, 14 Âm lịch là ngày xấu, không nên làm các việc trọng đại, bất kể đối với tuổi nào. Vì vậy, nên cúng rằm tháng Giêng vào đúng ngày 15 Âm lịch, tức thứ bảy ngày 24/2 Dương lịch.
Rằm tháng Giêng còn được gọi là Tết Nguyên tiêu, Tết Thượng Nguyên. Dân gian có câu “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”, nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của nghi lễ này trong đời sống văn hóa tâm linh của dân tộc.


Cúng Rằm tháng Giêng ở nhà hay ở chùa đều được, nếu sắp xếp được thời gian, gia chủ có thể tiến hành cúng cả hai nơi.

Theo Lịch vạn niên, Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn 2024 rơi vào thứ bảy, tức ngày 24/2 Dương lịch.

Dân gian cũng quan niệm rằng, cúng lễ vào ngày chính rằm là tốt nhất. Bởi đó là thời điểm trăng sáng nhất đầu năm, phúc khí vượng, khi thành tâm cầu cúng ắt được bình an, may mắn.

Trong ngày chính Rằm tháng Giêng năm 2024 có 3 khung giờ đại cát để tiến hành lễ cúng gồm:

Giờ Mão (5h-7h): Giờ Ngọc Đường rất tốt cho khởi sự mới, tiến hành các nghi lễ cầu cúng linh thiêng, sau này làm việc gì cũng được quý nhân tương trợ, nâng đỡ, đạt thành công ngoài mong đợi.

Giờ Ngọ (11h-13h): Giờ Tư Mệnh được xem là khung giờ đại cát để tiến hành cúng Rằm tháng Giêng. Đây là thời điểm Phật giáng thế, nghiệm chứng lòng thành cho gia chủ, giúp công việc làm ăn thuận lợi, cuộc sống sung túc, bình an và hạnh phúc viên mãn.

Giờ Thân (15h-17h): Giờ Thanh Long rất tốt cho khởi sự. Tiến hành cúng Rằm tháng Giêng vào giờ này thì mưu sự thuận lợi, nhất là việc kết hôn, thành gia lập thất lại càng viên mãn.

Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng 
Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng nhìn chung không khác nhiều so với mâm cỗ Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, cúng rằm tháng Giêng không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy.

Theo truyền thống, nhiều gia đình thường chuẩn bị 2 mâm cỗ, gồm mâm cỗ chay cúng Phật và mâm cỗ mặn cúng gia tiên.

Mâm lễ cúng Phật là mâm lễ chay tinh khiết gồm hoa quả tươi, cau, lá trầu và chút rượu trắng.

Mâm lễ cúng gia tiên là cỗ mặn. Thông thường, sẽ có một bát canh (có thể là canh măng, bóng bì, canh miếng, canh mọc…), gà luộc, xôi, ngoài ra còn có nem rán, dưa món, giò chả…

Việc bày biện mâm cúng ngày rằm tháng Giêng tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình cũng như phong tục tập quán vùng miền. Mâm lễ to hay nhỏ không quan trọng bằng sự thành tâm.

Đồ lễ cúng rằm tháng Giêng không thể thiếu hương, hoa tươi, quả tươi, vàng mã, đèn nến…

Sau khi chuẩn bị mâm lễ, gia chủ sẽ đọc bài khấn cúng Rằm tháng Giêng.

Hình minh họa

Văn khấn Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn 2024 chuẩn 
Bài văn khấn rằm tháng Giêng cổ truyền

 

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị tôn thần.

Con kính lạy Cao tằng tổ khảo, Cao tằng tổ tỷ, thúc bá đệ huynh, cô di tỷ muội nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là:… ngụ tại:..

Hôm nay là ngày rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn, gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngày Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ… nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời ông bà tiền chủ, hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia đình chúng con được vạn sự tốt lành, bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!