Đám tiễn lạnh lẽo bàn thờ tạm bợ, chỉ vì sự ích kỷ của người cha mà 2 đứa trẻ mồ côi mẹ

Một đứa bé mới 11 tuổi tận mắt nhìn cha mình đuổi cùng diệt tận người mẹ thân yêu của mình sẽ đối diện điều gì ở tương lai?

Lẽ ra cậu bé không nên là người chứng kiến cảnh tượng hãi hùng đó. Nỗi ám ảnh, day dứt và mất mát thuộc về người ở lại. Người còn sống thì trả giá sau song sắt, nhưng những đứa trẻ thì có tội tình gì.

Những ngày gần đây, vụ việc một người đàn ông không hề nương tay với vợ, ngay trước mặt đứa con trai 11 tuổi van lạy xin tha cha mẹ, khiến nhiều người không khỏi xót xa.

hình ảnh

Ảnh MXH

Trước đó, MXH lan truyền clip người đàn ông vung tay tới tấp lên một người phụ nữ. Trong khi đó, một cháu bé được cho là con của 2 người chắp tay van xin, ôm lấy người phụ nữ. Tuy nhiên, người đàn ông hung hãn không dừng tay cho đến khi bên kia bất động.

Theo thông tin ban đầu, người đàn ông là chồng cũ của chị Phan Thị Kim H.(Chơn Thành, Bình Phước). Do có mâu thuẫn về tiền bạc nên đã xuống tay. Được biết tại cơ quan công an, kẻ ra tay tàn nhẫn khai tên Nguyễn Đức Thiện Tâm (47 tuổi, ngụ TP.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang), là chồng cũ của chị H. Kẻ gây ra hành động tàn nhẫn đã bị bắt, nhưng ai cũng xót xa trước hình ảnh đứa con nhỏ chắp tay quỳ kế bên người mẹ đã bất động. Được biết chị H. sau khi ly hôn một mình nuôi hai con. Đứa lớn 18, đứa nhỏ 11 tuổi. Nơi xảy ra sự việc rúng động là căn nhà chị mới xây, còn chưa trả hết.

hình ảnh

Ảnh MXH

Quần quật làm cả đời mới xây được một căn nhà nhỏ, có ai ngờ cuối đời lại thành một nắm đất nơi quê nhà. Đám tiễn của chị H. ở Đồng Tháp phải nương nhờ người thân, mạnh thường quân giúp đỡ mới có thể hoàn thành.

Đám tiễn lạnh lẽo bàn thờ tạm bợ, chỉ vì sự ích kỷ của người cha mà 2 đứa trẻ mồ côi mẹ. Cậu con trai nhỏ liên tục nói “Mẹ cố lên mẹ ơi”, những giọt nước mắt nghẹn ngào, ôm tấm ảnh của mẹ. Ngay cả ba chị H. cũng không thể tin được con rể cũ lại ra tay như vậy, ngay trước mặt cháu ngoại mình. Người mẹ ra đi, bỏ lại hai con bơ vơ. Giờ đây chỉ còn hai anh em nương tựa vào nhau. Ai cũng mong ông ngoại và mấy dì là động lực để hai cháu vượt qua nổi đau này.

Cư dân mạng bình luận:

“Trời ơi ám ảnh cả cuộc đời, cuộc sống sau này bé sống sao đây trời.”

“Thương hai con, chứng kiến hình ảnh xót xa, sẽ theo con suốt cả cuộc đời, tan nát cả một gia đình.”

“Tội nghiệp, để một đứa bé chứng kiến những điều tồi tệ như này. Mong sau này những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với em!”

hình ảnh

Ảnh MXH

“Thương em bé quá, không biết em sẽ vượt qua như thế nào đây”

“Mong cuộc sống sau này sẽ nhẹ nhàng hơn với em. Mong thời gian trôi qua nhanh để vết thương trong tâm hồn em sẽ lành lại. Cầu cho mẹ em được siêu thoát để phù hộ cho 2 anh em con đường sau này…”

Những ngày qua, nhiều nhà hảo tâm đã tìm đến gia đình để chia sẻ, động viên. Hai đứa trẻ cũng sẽ phải tiếp tục việc học hành, làm việc của mình. Điều đó cũng có nghĩa là lần nữa, lại phải đối diện với nơi xảy ra thảm cảm, nơi người mẹ thân yêu gục xuống. Cầu mong hai em khỏe mạnh nương tựa vào nhau, sống một cuộc sống yên ổn lành lặn. Điều quan trọng nhất là giữ vững tinh thần cho đứa trẻ phải chứng kiến cảnh khủng khiếp.

hình ảnh

Ảnh MXH

Theo KidHealth, những đứa trẻ chứng kiến ​​hành vi bạo ngược hàng ngày trong gia đình có những ảnh hưởng nhất định đối với cuộc sống sau này. Những ảnh hưởng đối với trẻ em có thể thấy rõ trong một khoảng thời gian ngắn, trong khi những tổn hại khác có thể được nhận thấy về lâu dài. Một số tác động tức thời mà trẻ em gặp phải sau khi chứng kiến ​​bạo lực gia đình sẽ được thảo luận dưới đây.

Sự lo lắng

Trẻ em có thể sẽ cảm thấy khó chịu nếu chúng luôn bị vây quanh bởi sự ngược đãi. Những đứa trẻ này sẽ phải nín thở chờ đợi lần tấn công bằng lời nói hoặc thể chất tiếp theo có thể diễn ra tại nhà của chúng. Điều này có thể gây ra trạng thái lo lắng thường xuyên .

Đối với những học sinh mầm non chứng kiến ​​điều này, việc quay lại thói quen của trẻ nhỏ là điều không có gì lạ. Mút ngón tay cái, tiểu dầm, khóc nhiều và rên rỉ có thể là kết quả của việc chứng kiến hàng ngày.

Trẻ em trong độ tuổi đi học có thể phát triển những đặc điểm chống đối xã hội và có thể phải vật lộn với cảm giác tội lỗi vì đã chứng kiến. Những đứa trẻ này thường nhận lỗi về bạo lực của cha mẹ chúng, một niềm tin có thể làm tổn thương lòng tự trọng của chúng một cách mạnh mẽ .

Dẫn tới chấn thương tâm lý

Một trong những tác động tàn khốc nhất là khả năng gây ra chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương ở những đứa trẻ được nuôi dưỡng bằng những hành vi động tay động chân ở nhà.

Dù không bị thương tổn về thể xác nhưng tổn thương do gia đình cũng đủ gây ra những thay đổi nguy hiểm trong quá trình phát triển não bộ của trẻ. Những thay đổi này có thể gây ra ác mộng, thay đổi kiểu ngủ, tức giận, khó chịu, khó tập trung và đôi khi trẻ em có thể có khả năng tái hiện các khía cạnh của hành vi thường thấy hàng ngày.

Thử thách thể chất

Căng thẳng về sức khỏe tâm thần là kết quả phổ biến của việc chứng kiến ​​cha mẹ cãi vã. Tuy nhiên, những hậu quả này đôi khi có thể thấy rõ ở sức khỏe thể chất của trẻ.

Trẻ em trong độ tuổi đi học có thể bị đau đầu và đau bụng do tình hình căng thẳng ở nhà. Ở trẻ sơ sinh, có nguy cơ bị thương tích về thể chất cao.

Hành vi hung hăng

Khi thanh thiếu niên chứng kiến ​​cảnh gia đình, các em có xu hướng hành động để phản ứng lại tình huống đó. Trẻ có thể đánh nhau, trốn học, tham gia vào các hoạt động xã hội nguy hiểm.

Trầm cảm

Một đứa trẻ lo lắng được nuôi dưỡng trong một môi trường độc hại, có thể lớn lên trở thành một người trưởng thành bị trầm cả.

Chấn thương do thường xuyên chứng kiến ​​ khiến trẻ em có nguy cơ cao bị trầm cảm, buồn bã, khó tập trung và các triệu chứng trầm cảm khác khi trưởng thành.

Cảm giác đau đớn và thống khổ khi chứng kiến ​​ không phải lúc nào cũng đảm bảo rằng trẻ em sẽ đi theo một con đường khác. Trong một số trường hợp, việc sớm chứng kiến chỉ đơn giản là tạo tiền đề cho trẻ đi theo con đường tương tự khi trưởng thành.

Trẻ em nên được dạy những cách lành mạnh để giải quyết tranh chấp trong tình bạn. Điều quan trọng là trẻ phải học những cách lành mạnh để các cặp đôi có thể liên hệ với nhau, quan tâm chia sẻ lý do tại sao động tay động chân không có chỗ trong các mối quan hệ. Một cách hiệu quả để quản lý thiệt hại và ngăn chặn chu kỳ bạo lực gia đình là dạy cho trẻ những ranh giới lành mạnh. Dạy trẻ về quyền tự chủ (không ai có quyền chạm vào cơ thể hoặc ngược lại) là một bước đi đúng hướng. Trẻ em cũng nên được dạy luôn nói với người lớn đáng tin cậy nếu người khác làm chúng khó chịu bằng bất kỳ cách nào.